Những phương thức hành động Đấu_tranh_bất_bạo_động

Có ba phương pháp chính là:

  • Lên tiếng và thuyết phục: Tức là một nhóm người nhằm thể hiện sự ủng hộ hay phản đối nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng tới một vấn đề nào đó. Mục đích chính của hành động này là gửi thông điệp tới đối phương hoặc những người có khả năng thực hiện những thay đổi cần thiết trong xã hội. Hoạt động này chỉ sử dụng tiếng nói, không sử dụng hung khí và vũ lực để gây mất trật tự xã hội.
  • Bất hợp tác: Tức là từ chối thực hiện hoặc gây trở ngại cho các hoạt động đang gây phương hại cho xã hội hoặc trái với lợi ích, nguyện vọng chung của xã hội. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn phải tuân thủ luật pháp của xã hội nhằm tránh những xung đột bạo lực không cần thiết.
  • Can thiệp: Tức là phản kháng trực tiếp khi đối phương có dấu hiệu sử dụng vũ lực để đàn áp. Tuy nhiên, những người tham gia phản kháng vẫn không được sử dụng hung khí và vũ lực mà chỉ được sử dụng các phương thức phi vũ lực như lời nói, áp phích, truyền đơn, nhưng nội dung tuyên truyền phải đúng sự thật và được kiểm chứng.

Tiến sĩ Gene Sharp[8][9], một nhà nghiên cứu của học viện Albert Einstein, đã tổng hợp kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động hữu hiệu của nhiều nước trên thế giới đã đưa ra bảng liệt kê gần 200 phương cách đấu tranh trong cuốn sách Từ độc tài đến dân chủ của ông [10]. Trên tổng thể, các phương cách này dựa vào 4 phương thức lớn sau:

1. Phương thức phản đối và thuyết phục bất bạo động, phương thức bất tuân dân sự.
2. Phương thức bất hợp tác kinh tế: như tẩy chay kinh tế và đình công (tuy nhiên, hoạt động này phải theo tinh thần thượng tôn pháp luật)
3. Phương thức bất hợp tác chính trị
4. Phương thức can dự bất bạo động.

Có một điều cần chú ý là khi tiến hành các phương pháp này cần tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động đấu tranh bất bạo động để giữ tính chính danh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đấu_tranh_bất_bạo_động http://www.peace.ca/genesharp.htm http://www.martin-heidenreich.com/download/scripte... http://books.google.de/books?id=9ThfnNG68vMC&print... http://www.law.harvard.edu/news/2011/04/01_gene-sh... http://www.aeinstein.org/ http://www.aeinstein.org/organizations/org/FDTD.pd... http://www.aeinstein.org/organizations/org/OSNC-Vi... http://www.aeinstein.org/organizations103a.html http://www.aeinstein.org/organizations3e7d.html http://www.aeinstein.org/organizations98ce.html